Bất ngờ với lãi suất vay 5%/năm
Bà Mai Thùy Linh,ódễvaylãisuấtỷ lệ cá cược bóng đá Phó tổng giám đốc Công ty dược Nature Pharma, cho biết hiện công ty tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng (NH) với lãi suất vay 6,9%/năm cho mục đích sản xuất kinh doanh (SXKD), thời gian vay
6 tháng. Ở một NH khác, công ty cũng tiếp cận được mức lãi vay từ 6 - 6,5%/năm. So với lãi suất vay thời điểm năm 2019 - 2020 ở mức 5,3%/năm thì mức lãi suất hiện nay cao hơn, nhưng so với thời điểm năm ngoái và đầu năm nay, lãi vay đã giảm khá mạnh. Là doanh nghiệp (DN) có hàng xuất khẩu nên công ty của bà cũng được NH chào mời vay USD ở mức lãi suất 4,8%/năm, nếu tính chênh lệch tỷ giá thì cũng ở mức 5,3%/năm. "Tuy nhiên, do những biến động tỷ giá gần đây nên chúng tôi cũng ngại vay USD. Ngoài ra, một số thị trường xuất khẩu cũ thay đổi, DN đang chuyển sang những thị trường khác nên điều kiện vay USD chưa thể đáp ứng", bà Mai Thùy Linh nói.
Bên cạnh gói vay ưu đãi cho DN, gần đây các NH không ngừng tung ra các gói sản phẩm cho cá nhân vay. Mới đây, Vietbank tung ra gói sản phẩm dịch vụ với lãi suất cho vay ưu đãi 5,8%/năm, thời gian cố định lãi suất ưu đãi lên đến 24 tháng, mức cho vay tối đa 100% phương án sử dụng vốn. Riêng các khách hàng đang có các khoản vay hiện hữu tại Vietbank, đăng ký vay thêm sẽ được giảm thêm biên độ lãi suất vay ưu đãi lên đến 0,5%/năm nếu thỏa các điều kiện của chương trình. Ngoài ra, Vietbank cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại NH khác với lãi suất cho vay từ 5,3%/năm. Cụ thể, khách hàng được vay tối đa 100% nhu cầu vốn với thời hạn vay lên đến 20 năm. Khách hàng có thể dùng chính tài sản đảm bảo đang thế chấp tại NH khác hoặc bất động sản của khách hàng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Vietbank nhằm phục vụ nhu cầu đời sống và hoạt động kinh doanh.
Trước đó, một số nhà băng công bố mức lãi suất cho vay đối với khách hàng cá nhân ở mức thấp đến bất ngờ, như Sacombank dành 12.000 tỉ đồng với lãi suất cho vay từ 5%/năm hỗ trợ SXKD cuối năm. Trong đó, NH này dùng 7.000 tỉ đồng cho vay để phục vụ SXKD ngắn hạn với lãi suất từ 5%/năm, 5.000 tỉ đồng còn lại cho cá nhân vay phục vụ SXKD ngắn hạn, lãi suất từ 6%/năm. Ngân hàng Bản Việt (BVBank) cũng đang triển khai gói ưu đãi giảm lãi suất cho vay bổ sung từ 0,5 - 2 điểm phần trăm cho hoạt động SXKD; gói cho vay đặc biệt dành cho khách hàng cá nhân với lãi suất từ 6 - 7%/năm… HDBank dành 5.000 tỉ đồng cho DN mới vay, lãi suất từ 6,4%/năm.
Từ đầu tháng 9, các NH thương mại có vốn nhà nước đã giảm lãi suất cho vay của cá nhân xuất hiện ở mức hơn 6%/năm. Chẳng hạn, Vietcombank áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu, hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu, hoặc 8%/năm trong 24 tháng đầu. BIDV cho cá nhân vay mua nhà với lãi suất từ 7,3%/năm áp dụng trong 6 tháng đầu tiên hoặc từ 7,8%/năm áp dụng trong 12 tháng đầu tiên (thời gian vay tối thiểu là 36 tháng). Với khách hàng vay tối thiểu 60 tháng, có thể chọn ưu đãi lãi suất chỉ từ 8,3%/năm áp dụng trong 18 tháng và 24 tháng đầu tiên hoặc chỉ từ 9,3%/năm áp dụng trong 36 tháng đầu tiên (lãi suất ưu đãi áp dụng từ thời điểm giải ngân lần đầu). Riêng đối với sản phẩm cho vay trả nợ NH khác, BIDV áp dụng mức lãi vay 6,8%/năm…
Lãi suất cho vay hiện nay đã giảm rất nhiều so với mức 11 - 15%/năm cách đây 1 năm. Đồng thời, một điểm lạ là lãi suất cho vay xấp xỉ lãi suất huy động tiết kiệm của các nhà băng đang ở mức từ 5,3 - 6,3%/năm ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Lãi suất thấp kén khách
Những gói tín dụng lãi suất vay thấp ồ ạt được các nhà băng tung ra trong thời gian gần đây khiến nhiều khách hàng, đặc biệt khách đang nợ, mừng lớn vì có thể tiếp cận mức lãi suất thấp hơn. Thế nhưng thực tế việc này không hề đơn giản. Anh Nguyễn Sơn (ngụ Q.1, TP.HCM) chia sẻ, anh nghe nói chuyển nợ từ NH này sang NH khác để hưởng lãi suất 5 - 6%/năm là đơn giản, nhưng thực tế không phải như vậy, các NH đưa ra điều kiện rất khó khăn để khách hàng tiếp cận được mức lãi vay thấp này. Anh Nguyễn Sơn hiện có khoản vay khoảng 10 tỉ đồng tại NH với lãi suất từ 11 - 13%/năm. Trong tháng 9, anh đã hỏi thủ tục chuyển nợ sang Vietcombank để vay với lãi suất thấp 7 - 8%/năm nhưng phía NH yêu cầu tài sản thế chấp phải trên địa bàn TP.HCM. "Tài sản thế chấp của tôi đang vay NH kia ở tỉnh thành khác, không có tài sản nào tại TP.HCM nên đành phải tiếp tục trả nợ NH cũ với lãi suất cao".
Chị Phạm Thanh (ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM) cũng cho rằng việc cá nhân tiếp cận những gói vay với lãi suất 5 - 6%/năm chỉ có "trong mơ". Vừa qua, chị khảo sát 4 - 5 NH, chủ yếu là NH thương mại cổ phần, để chuyển khoản nợ cũ thì nhận được tư vấn lãi suất khoảng 8%/năm trong vài tháng, sau thời gian ưu đãi này lãi suất sẽ thả nổi. Có NH tư vấn mức lãi suất 7,5%/năm là thấp nhất nhưng cũng kèm điều kiện mua bảo hiểm nhân thọ. Như vậy cũng chẳng được lợi bao nhiêu.
TS Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết NH đang thừa vốn nhiều nên tung ra cho vay, không những đối với DN mà cả khách hàng cá nhân. Nếu NH không cho vay sẽ rơi vào tình trạng bị lỗ vì huy động vốn trả lãi cho người gửi tiết kiệm. Trong bối cảnh cho vay chưa tăng trưởng được, NH buộc lòng cho vay lãi suất thấp nhằm đảm bảo chi phí. Đối với NH lớn thì mức lãi suất vay 6 - 7%/năm vẫn có lợi nhuận. Bởi những NH này có nguồn vốn huy động không kỳ hạn ở mức lãi suất thấp cao nên tính ra bình quân vốn ở mức thấp, khoảng 3 - 4%/năm. Ông Huân cho hay đối với lãi suất cho vay 5 - 6%/năm thường rất kén khách, là những gói có số tiền vài ngàn tỉ đồng. Tuy nhiên, khách hàng vay cần lưu ý đây là mức lãi suất ưu đãi nên có thời hạn vài tháng đến vài năm, sau đó là lãi suất thả nổi nên khách hàng cần lưu ý cách tính lãi suất thả nổi, phí phạt trả nợ trước hạn…
Theo NH Nhà nước, tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 24.10 tăng 6,81% so với cuối năm 2022, trong khi tín dụng tính đến cuối tháng 9.2023 đạt 6,92%. Như vậy, tín dụng trong tháng 10 giảm 0,11%. Tín dụng đối với DN đạt gần 6,5 triệu tỉ đồng, chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.