Mydtu

Giá lúa liên tục lập đỉnh từ tháng 8 đến nay, song thu nhập của gia đình ông Nguyễn Trường Giang, hu trang phục

【trang phục】Nông dân miền Tây lãi ít dù giá lúa lập đỉnh

Giá lúa liên tục lập đỉnh từ tháng 8 đến nay,ôngdânmiềnTâylãiítdùgiálúalậpđỉtrang phục song thu nhập của gia đình ông Nguyễn Trường Giang, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, không tăng thêm nhiều do chi phí đầu vào cũng tăng theo.

Ông Giang có 0,5 ha, mỗi năm sản xuất ba vụ lúa. Mỗi vụ kéo dài 3 tháng thu hoạch được 3-3,5 tấn lúa. Để đạt năng suất này ông rải phân 4 lần tổng 250-300 kg, phun thuốc định kỳ 4 lần, thêm 5-6 lần nếu xuất hiện sâu bệnh, tổng chi phí khoảng 10 triệu đồng, tức giá thành sản xuất hơn 3.000 đồng mỗi kg lúa. Riêng chi phí cho phân thuốc hoá học chiếm hơn 50%.

Trước đây giá lúa 5.000-6.000 đồng mỗi kg, gia đình ông Giang (4 người) thu nhập chừng 30 triệu đồng mỗi năm. Hiện một kg tăng lên mức 9.000-10.000 đồng, mỗi năm gia đình thu hơn 50 triệu đồng. Tính ra mỗi người trong gia đình thu nhập mỗi tháng từ trồng lúa hơn một triệu đồng.

Ba tháng gần đây giá lúa luôn lập đỉnh song người trồng lúa tăng lợi nhuận không đáng kể. Ảnh: Ngọc Tài

Nông dân ở Đồng Tháp thu hoạch lúa. Ảnh: Ngọc Tài

Chi phí đầu vào tăng khiến lợi nhuận từ trồng lúa bấp bênh, gia đình ông Giang phải làm thêm nhiều nghề từ trồng nấm rơm, hoa, xem đây là thu nhập chính. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, người nông dân quê Tháp Mười trồng 4-5 vụ nấm, một hoa vụ Tết thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm. "Nếu chỉ trồng lúa, vợ chồng tôi không tài nào cho các con ăn học", ông Giang phân trần.

Trên thực tế, từ cuối tháng 8 khi giá lúa tăng vọt, vật tư nông nghiệp, phân bón sau thời gian giảm bắt đầu nhích dần, ảnh hưởng sản xuất của nông dân. Điển hình như phân DAP tăng từ 13.000 đồng lên 15.000 đồng mỗi kg; phân ure từ 9.000-10.000 đồng mỗi kg lên 11.000 đồng/kg; phân kali tăng gần 1.000 đồng mỗi kg. Một số chuyên gia dự báo giá phân bón những tháng cuối năm có thể còn tăng.

Chưa kể tình trạng nông dân sử dụng nhiều phân bón khiến lợi nhuận người trồng lúa ngày càng giảm. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ sử dụng phân bón (NPK) trong trồng trọt ở Việt Nam cao nhất ở Đông Á, ước tính trung bình trên 400 kg một ha, cao gấp đôi hai quốc gia Indonesia, Philippines.

WB nhận định mặc dù mức độ lạm dụng phân bón tiếp tục tăng nhưng tăng trưởng năng suất lúa của Việt Nam đang chậm lại. Cụ thể, năng suất lúa của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ trung bình 3,1% mỗi năm giai đoạn 1990-1995, giảm còn 2,9% từ 1996-2005, bảy năm tiếp theo là 1,6% và khoảng 1% từ 2015-2020. Cơ quan này cảnh báo nếu tiếp tục thâm dụng vật tư đầu vào sẽ khiến lợi nhuận của người nông dân càng teo tóp.

GS Võ Tòng Xuân nhận định việc sử dụng nhiều phân bón để tăng năng suất còn khiến sâu bệnh nhiều hơn, kéo theo chi phí thuốc bảo vệ thực vật tăng.

Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyệt Nhi

Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyệt Nhi

Ngoài chi phí sản xuất tăng, phần lớn nông dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất canh tác nhỏ, manh mún dẫn đến hiệu quả không cao. Theo thống kê, tỷ lệ nông dân miền Tây có diện tích đất lúa dưới 0,5 ha chiếm 32%, hơn 50% có diện tích 0,5-2 ha và chỉ 16,6% trên 2 ha.

Tại Đồng Tháp - tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều thứ 4 cả nước, hiện có 136.000 gia đình làm nông nghiệp với quy mô trung bình khoảng 0,7 ha mỗi hộ. Cuối tháng 8, tỉnh công bố số liệu cho thấy nông dân trồng lúa thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng một ha mỗi vụ, bằng phân nửa hộ trồng ngô (bắp), chỉ bằng 10% và 5% so với trồng khoai môn và xoài.

Tỉnh An Giang cũng có thống kê nông dân ở địa phương sở hữu trung bình 0,38 ha, trong khi diện tích canh tác lúa dưới 0,5 ha sẽ lỗ.

TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế Trường Đại học FPT Cần Thơ, đề xuất cần hướng nông dân phát triển thành những doanh nông - người kinh doanh nông nghiệp. Để làm được điều này, nhà nước phải có chính sách tăng diện tích bình quân cho nông dân. Hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long, bình quân mỗi hộ chỉ 0,4 ha đất nông nghiệp khó giúp nông dân khấm khá từ cây lúa.

Trong điều kiện thị trường rất bấp bênh khiến thu nhập đã thấp càng không ổn định, ông Hiệp cho rằng nông dân muốn khá hơn cần kết hợp trồng lúa với những ngành nghề khác. "Trồng lúa chỉ nên xem là một lĩnh vực trong bức tranh tổng thể của ngành nông nghiệp và chiến lược phát triển nông thôn, dịch vụ phi nông nghiệp", chuyên gia đề xuất.

TS Hiệp cho rằng cần cải cách cơ chế chính sách có liên quan tới nông nghiệp như đất đai, thị trường, vốn... Đồng thời, nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tăng tính chủ động, bên cạnh việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng hạt gạo, nâng giá trị để thâm nhập sâu rộng các thị trường cao cấp.

Ngọc Tài - An Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap