Có rất nhiều nguyên nhân gây đau chân khác nhau,ỗngdưngđauchânKhinàolàdấuhiệubệnhnguyhiểmtínhmạxổ số hôm nay miền bắc chẳng hạn như té ngã, va đập hay vận động quá sức. Với những người thường xuyên tập thể dục thì đau chân là điều hết sức bình thường, theo tờ New York Post (Mỹ).
Tuy nhiên, nếu cơn đau chân xuất hiện không rõ nguyên nhân, tái đi tái lại không hết, đặc biệt gây sưng chân và kéo dài thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Đây là tình trạng các mảng bám cholesterol tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch sẽ làm hẹp động mạch và cản trở lưu thông máu. Với bệnh động mạch ngoại biên, máu sẽ lưu thông kém đến tay chân, thường là chân. Vì thiếu máu lưu thông đến chân nên người bệnh sẽ bị đau chân, nhất là khi bước đi, làm dáng đi khập khiễng. Bệnh có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ và khiến các mô ở tay, chân bị hoại tử, nhiễm trùng do thiếu nguồn cung máu.
Ngoài đau và sưng chân, các triệu chứng khác của bệnh động mạch ngoại biên còn là lạnh ở cẳng chân, bàn chân, tê hoặc yếu chân, dễ bị chuột rút ở cơ đùi, bắp chân và hông sau khi đi bộ hay leo cầu thang. Người bệnh cũng xuất hiện một số triệu chứng thầm lặng khác như mạch đập ở chân yếu, da sáng bóng, móng chân phát triển chậm, rụng lông chân hoặc rối loạn cương dương.
Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch ngoại biên là bệnh nhân tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, hút thuốc, trên 40 tuổi và tiểu sử gia đình có người mắc bệnh tim. Với những người này, các chuyên gia khuyến cáo khi cơn đau chân kéo dài liên tục nhiều ngày mà không hết thì không được chủ quan mà cần đến bác sĩ kiểm tra. Đây là dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu đến chân đang có vấn đề.
Ngoài yếu tố di truyền và tuổi tác thì lối sống kém lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Do đó, để phòng bệnh, mọi người cần thay đổi lối sống, không hút thuốc, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, kiểm soát huyết áp và giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây, tránh các món nhiều dầu mỡ.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính cả thế giới có khoảng 6,5 triệu người trên 40 tuổi đang sống với bệnh động mạch ngoại biên. Thậm chí, có người đang mắc nhưng cũng không biết do bệnh vẫn còn âm thầm tiến triển.
Khi điều trị bệnh động mạch ngoại biên, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp như dùng thuốc kháng tiểu cầu để giảm nguy cơ đông máu, thuốc statin để giảm nồng độ cholesterol trong máu.Trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết để giảm tình trạng tắc nghẽn và khơi thông lưu thông máu trong động mạch, theo New York Post.